Cây sả có tên khoa học là Cymbopogon, thuộc họ Hòa Thảo (Poaceae); là cây gia vị phổ biến, được sử dụng trong ẩm thực. Trong thời gian gần đây, cây sả được biết đến với nhiều công dụng khác nhau. Cây sả có đến trên 50 loại, ở Việt Nam có khoảng 15 loại; ở vùng Hòa Bình phổ biến nhất vẫn là cây sả chanh. Hôm nay, http://Thucphamthiennhien.com.vn xin chia sẻ kinh nghiệm trồng sả chanh tại vùng trung du, miền núi phía bắc.

Cánh đồng sả chanh tại xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
  1. Thời vụ trồng.

       – Thời vụ trồng thích hợp là thời vụ có các điều kiện thuận lợi nhất cho việc trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sả. Thời vụ tốt nhất là từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Những năm có mưa sớm hơn, có thể trồng sớm khi đất có độ ẩm tốt. Những năm dự báo mùa đông muộn, có thể trồng trong tháng 9 nhưng không nên trồng quá muộn vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cây, do đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng.

  1. Chuẩn bị đất trồng

       – Đất trồng sả tốt nhất là đất phù sa hoặc đất cát pha, trồng trên đất bằng tốt hơn trên đất dốc. Đất cần làm sạch cỏ dại, có độ tơi xốp cao.

       – Đặc biệt, không được dùng thuốc trừ cỏ.

       – Có thể trồng chuyên canh hoặc xen canh

      – Cuốc hố: Xác định mật độ, khoảng cách: Tùy thuộc vào loại đất và mức độ thâm canh mà xác định khoảng cách cho phù hợp. Với đất có độ phì cao, thâm canh cao thì cuốc hố với khoảng cách 120cm x 40cm, mật độ khoảng 20.800 hố/ha. Với đất có độ phì trung bình, thâm canh vừa phải, trồng với khoảng cách 80cm x 50cm, mật độ 25.000 hố/ha.

  1. Chuẩn bị giống.

       – Cây giống cần cắt bớt lá, hom giống khoảng 20cm. Lượng giống khoảng 20.800 – 25.000 hom/ha.

  1. Cách trồng.

       – Đặt hom giống vào các hốc hoặc rãnh đã bổ sẵn, đặt nghiêng 30 độ so với mặt đất, lấp kín đất, nén chặt đất quanh gốc gốc sả ngập 4 – 5 cm. Yêu cầu đặt sâu, lấp nông, giậm chặt. Sau khi trồng dùng cỏ khô, rơm rạ, lá sả sau khi chưng cất tủ hai bên hàng cây để giữ ẩm.

  1. Tưới nước.

      – Cung cấp đầy đủ nước cho cây sả để đảm bảo tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng đồng đều và cho tiềm năng năng suất cao.

      – Số lần tưới phụ thuộc vào điều kiện thời tiết – khí hậu, loại đất, lượng tưới cho một lần,….

      – Lượng nước tưới: Cây sả mới trồng, khả năng hút nước của rễ còn yếu, lượng nước mất đi do thoát hơi qua lá cũng ít.Vì vậy, lượng nước cần tưới cho mỗi lần thấp.

       – Phương pháp: có thể tưới kiểu phun mưa dạng sương mù hoặc tưới rãnh.

       – Nên tưới nước 01 lần/ngày vào lúc trời mát hoặc nắng nhẹ. Tưới lúc trời nắng to có thể làm cho vườn sả bị chết hoặc ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây.

  1. Bón phân

       – Sau khi trồng được khoảng một tháng thì tiến hành bón thúc, bón trực tiếp phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng đã được ủ hoai vào gốc cây, một hốc bón 0,5kg, sau đó tưới nước hàng ngày cho cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển tốt hơn.

 

  1. Thu hoạch

       – Sau khi trồng khoảng 3 – 4 tháng là có thể thu hoạch.

       – Nếu chỉ thu hoạch cây sả để dùng làm gia vị thực phẩm thì có thể thu hoạch thường xuyên; thu hoạch khi thời mưa, trời mát thì khả năng giữ trọng lượng tốt hơn. Thời gian thu hoạch có thể từ khi cây đạt 3 tháng tuổi.

       – Nếu thu hoạch cây sả để dùng làm gia vị thực phẩm, đồng thời thu hoạch lá để chưng cất tinh dầu thì nên thu hoạch vào những ngày trời nắng hoặc thời tiết khô ráo. Thời gian thu hoạch nên bắt đầu khi cây đạt 4 tháng tuổi.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Scroll to Top